Dinh dưỡng thai kỳ: Ăn chuẩn theo từng giai đoạn giúp bé khỏe và thông minh

Thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ không những khiến mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, ngay từ khi biết mình đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng, mẹ bầu hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và thay đổi theo từng giai đoạn mang thai như sau.

me-bau-nen-an-gi

Ăn chuẩn theo từng giai đoạn giúp bé khỏe và thông minh

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ cần được các mẹ đặc biệt lưu ý. Bởi trong thời gian này, hầu hết các cơ quan quan trọng của trẻ đã bắt đầu hình thành như: não bộ, tủy sống, nhịp tim, cơ quan sinh dục,… Nếu mẹ ăn uống đúng cách sẽ giúp con phát triển toàn diện, ngăn ngừa dị tật. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, mà còn khiến thai nhi phát triển không tốt, thậm chí có thể dẫn đến các trường hợp sảy thai, động thai, dị tật thai nhi.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ:

  • Protein (đạm): Giúp các tế bào não của thai nhi phát triển hoàn thiện; phòng chống các biểu hiện bất thường về thần kinh; duy trì năng lượng hoạt động cho cơ thể mẹ.
  • Axit folic: Giảm thiểu 70% khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bổ sung khoảng 600mcg axit folic/ngày còn giúp mẹ ngăn ngừa cao huyết áp và tiền sản giật.
  • Vitamin B12: Giúp giảm thiểu tình trạng nôn ói thai nghén ở bà bầu; ngăn ngừa dị tật thai nhi, nhất là các dị tật liên quan đến não. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ngày để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Vitamin C: giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm hoặc các bệnh thông thường.

Trong giai đoạn này, do thai nhi chưa phát triển nhiều nên mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm khoảng 250-300 calories/ngày. Nên chia 3 bữa ăn  chính thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, không nên để dạ dày rỗng.

Yến chưng tươi Yến Sào Minh Duy

Bổ sung yến sào trong giai đoạn giữa thai kỳ giúp thai nhi phát triển toàn diện

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Ở giai đoạn này, các bộ phận quan trọng của thai nhi tiếp tục được hoàn thiện. Hệ xương được tăng trưởng từng ngày, thai nhi bắt đầu có hình dạng của trẻ sơ sinh.

Nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ bầu càng lớn theo sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần tăng thêm 300-350 calories vào thực đơn hàng ngày. Ngoài bổ sung đầy đủ, protein, axit folic, vitamin B12 và vitamin C, bà bầu nên chú trọng thêm sắt với canxi. Vitamin A quan trọng cho sự phát triển thị giác, gan, thận, tim, phổi và hệ thần kinh trung ương. Vitamin D ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Giai đoạn này, cân nặng của mẹ bầu bắt đầu có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia,;mẹ nên cố gắng không để tăng cân quá nhiều. Ngoài việc chia nhỏ bữa ăn, bà bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để kiểm soát trọng lượng; hạn chế các thực phẩm nhiều đường hay dầu mỡ. Ưu tiên dùng các loại hạt, đồ ăn vặt tốt cho cơ thể như sữa chua, phô mai, ngũ cốc,….

Mẹ bầu cũng có thể bắt đầu bổ sung thêm yến sào giúp tăng cường sức đề kháng; thai nhi hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Từ tháng thứ 4, mẹ nên ăn mỗi ngày một chén nhỏ, 1 tuần ăn 3 lần và mỗi lần không quá 3gr. Từ tháng thứ 5-6, mẹ nên tăng cường ăn yến. Cụ thể là chia 100gr cho 15 cữ dùng trong 1 tháng; như vậy sẽ đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé.

me-bau-nen-an-gi

Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ cần bổ sung thêm khoảng 400-450 calories một ngày

Mẹ bầu nên ăn gì vào giai đoạn cuối thai kỳ?

Giai đoạn này là lúc mà thai nhi phát triển tốc độ nhất;về chiều cao, cân nặng và cả não bộ. Bổ sung dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bà bầu chuẩn bị tốt sức khỏe cho quá trình vượt cạn và hồi phục sau sinh.

Mẹ bầu lúc này cần bổ sung thêm khoảng 400-450 calories để có thể tăng thêm 5-6kg cân nặng. Nên chú ý bổ sung đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng. Cùng với protein, sắt và canxi, mẹ bầu nên chú trọng tăng cường thêm các axit béo như Omega3, Choline và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Mẹ bầu nên ăn gì vào 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Thịt bò: cung cấp nguồn sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Trong thịt bò còn chứa kẽm và protein, rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
  • Cá hồi: giàu omega 3, tốt sự phát triển trí não. Bên cạnh đó, cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp, rất an toàn cho mẹ và bé.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C (cam, chanh, quýt,…);giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ xương, răng, nuôi dưỡng tế bào
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen giúp bổ sung tinh bột, chất xơ,;cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung yến sào;nhưng chỉ nên ăn 3 ngày một chén nhỏ. Điều này giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.

Ăn chuẩn theo từng giai đoạn giúp bé khỏe và thông minh

Hy vọng những thông tin cụ thể nhất về mẹ bầu nên ăn gì trong từng giai đoạn thai kỳ;sẽ giúp ích cho các bà mẹ, đặc biệt là những mẹ lần đầu tiên mang thai. Nếu mẹ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng từ yến sào, hãy liên hệ ngay với Yến Sào Minh Duy để được tư vấn chọn mua tổ yến sào chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu. Đặc biệt, với sản phẩm yến chưng tươi theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp mẹ bầu có thể thưởng thức yến sào theo liều lượng từ chuyên gia mà vẫn tiết kiệm thời gian tối đa.

Có thể bạn quan tâm

BÀI VIẾT LIÊN QUANXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *